Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà

//Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà

Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm 367 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cơ sở hạ tầng cũng khá phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền và đặc biệt là toàn bộ khu vực đảo đã được thành phố Hải Phòng triển khai các trạm thu phát wifi.

 

Tên chính thức: Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, TP Hải Phòng
Tên ngắn gọn: Khu sinh quyển Cát Bà
Ngày được công nhận : 02/12/2004
Tổng diện tích & Dân số: 26.241 ha. Dân số: 10.673 người.

Cat Ba BRGiới thiệu: Một quần thể voọc duy nhất còn sót lại trong rừng nguyên sinh trên núi đá vôi được mang tên hòn đảo ngọc – Voọc Cát Bà. Đó là loài voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi polyocephalus), tỉ lệ sinh sản rất thấp, có thể tiêu hoá được những lá cây mà hàm lượng độc tố dù rất nhỏ đã có thể gây chết đối với con người. Bên cạnh các bãi biển cát trắng hấp dẫn khách du lịch là núi đá vôi có các loại rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi (ao ếch) trên núi đá và rừng ngập mặn, các tùng áng, cỏ biển và san hô. Đây là môi trường lý tưởng cho các loài thuỷ hải sản. Có giả thuyết cho rằng bò biển (Dugong dugon) đã từng sống ở đây cùng với cá heo và một số loài khác. Mang trong mình những bí ẩn của thiên nhiên, cùng với nhiều loài qúi hiếm và những cảnh quan đẹp nổi tiếng hấp dẫn du khách đang làm nên những giá trị khu sinh quyển này.

Nguồn thu nhập chính của người dân địa phương là nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Một số hộ dân chài sống thành nhóm được gọi là ‘Vạn chài’ sống quanh năm trên thuyền. Hàng năm đều có những lễ hội chủ yếu là ‘Lễ Ông’ hay ‘Nghinh Ông’ cầu cho thuận buồm xuôi gió mỗi khi bắt đầu vụ đánh cá.

Lần đầu tiên trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương một mô hình sử dụng khu sinh quyển như “Phòng thứ nghiệm học tập” cho phát triển bền vững đang được triển khai dựa trên cách tiếp cận tư duy hệ thống với ‘Điểm đòn bẩy” là kế hoạch quản lý tổng hợp dưới sự chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng và trợ giúp của các tổ chức quốc tế. Trưởng ban quản lý khu sinh quyển là PCT UBND Thành phố, thành viên là các sở NN&PTNT, KH&ĐT, TN&MT và VQG Cát Bà. Việc thành lập “ Quĩ Sinh quyển Cát Bà’ và đăng ký sở hữu “Thương hiệu” sản phẩm kinh tế chất lượng đang tạo nên hình ảnh ấn tượng Khu sinh quyển Cát Bà trong cộng đồng các khu sinh quyển thế giới.
Địa chỉ liên hệ Ông Phạm Từ Hiến,
Ủy viên thường trực BQL Khu DTSQ
Địa chỉ liên hệ: VQG Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng
ĐT cố định: 0313 298244
ĐT di động: 0313244969

QUẦN ĐẢO CÁT BÀ- KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI

Thông tin chung

Mục đích của khu dự trữ sinh quyển là kết hợp hài hoà giữa lợI ích phát triển kinh tế- xã hộI – văn hoá của con ngườI vớI bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, Khu dự trữ sinh quyển là nơi có tài nguyên thiên nhiên đặc sắc được bảo tồn nhưng vẫn được phép khai thác hợp lý. Quy định phân vùng của Khu dự trữ sinh quyển tạo cho hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế, giáo dục bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Cát Bà có đầy đủ rừng mưa nhiệt đớI trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong-cỏ biển, có hệ thống hang động, tùng áng đặc thù, Cát Bà hộI tụ đầy đủ các hệ sinh thái của Việt Nam. Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giớI năm 2004, có diện tích 26.240 ha, trong đó diện tích đất đảo là 17,040 ha và diện tích mặt nước biển là 9.200 ha.

Vùng lõi

Là vùng không có tác động của con ngườI, trừ các hoạt động nghiên cứu và giám sát, có thể duy trì  một số hoạt động truyền thống của người  dân địa phương cho phù hợp.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà có hai vùng lõi; Vùng lõi phía Đông Nam có diện tích 6.900 ha, trong đó có 5.300 ha thuộc phần đảom 1.600 ha phần biển và vùng lõi phía Tây Bắc có diện tích 1.600, trong đó 1.200 ha thuộc phần đảo, 400 ha phần biển,

Vùng đệm

Là vùng tiếp giáp vớI vùng lõi, có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giảI trí nhưng không ảnh hưonửg đến mục đích bảo tồn trong vùng lõi.

Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà có hai vùng đệm. Vùng đệm trung tâm nằm giữa vùng lõi Đông Nam (Vùng đệm Việt Hải) có diện tích 141 ha và vùng đệm tiếp giáp có diện tích 7.600 ha, trong đó có 4.800 ha phần đảov à 2.800 ha phần biển. Đây là vùng có chức năng phát triển điều hoà, tôn trọng hiện trạng, phù hợp với tiêu chí bảo tồn của vùng lõi, vì vậy phải bảo đảm sự phát triển hạn định trong vùng này.

Vùng chuyển tiếp

Là vùng ngoài cùng, các hoạt động kinh tế ở đây vẫn duy trì bình thưonừg, trong đó nhân dân địa phưonưg cùng với các nhà khoa học, bảo tồn, công ty tư nhân, các tổ chức xã hội thoả thuận để cùng quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu dự trữ sinh quyển đem lại.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà có hai vùng chuyển tiếp. Vùng chuyển tiếp phía Bắc (xã Gia Luận) có diện tích 1.300 ha, trong đó có 1.000 ha phần đảo và 300 ha phần biển và vùng chuyển tiếp phía Nam có 8.700 ha trong đó có 4.500 ha phần đảo và 4.200 ha phần biển. Vùng chuyển tiếp này tập trung đông dân cư nên chú trọng khuyến khích phát triển cộng đồng, vùng nông thôn : Nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ du lịc, đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật cao để phát triển nghề cá khơi và du lịch, dịch vụ.

Tiềm năng sinh vật

Theo các kết quả nghiên cứu, cho đến nay riêng khu vực Cát Bà đã thống kê được 2320 loài động vật và thực vật đang sinh sống, gồm:

Thực vật trên cạn 741 loài
Động vật sống trong khu vực rừng 282 loài
Thực vật ngập mặn 23 loài
Rong biển 75 loài
Thực vật phù du 199 loài
Động vật phù du 89 loài
Động vật đáy 538 loài
Cá biển 196 loài
San hô 177 loài

Biển Cát Bà có nhiều loài nổI tiếng như Sò huyết, Tu hài, Ngao, Cá Mực, Tôm Hùm, Cua biển, Cá song, Cá chim v.v..Các rạn san hô vùng biển Đông-Nam đảo Cát Bà kéo dài đến Hang Trai- đầu Bê rất có giá trịn cho bảo tồn và du lịch sinh thái. Trong số trên 2.000 loài động thực vật tạI Quần đảo Cát Bà, có tớI 60 loài đã được coi là đặc hữu và quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như các loài động vật: Ác Là, Qụa Khoang, Voọc đầu trắng, Voọc quần đùi trắng và các loài thực vật: Chi đài, Kim giao, Lát khôi, Lát hoa, Re hương, Thổ phục linh, Trúc đũa, Sến mật. Ngoài ra còn 8 loài rong, 7 loài động vật đáy cũng cần được bảo vệ.

Tiềm năng hệ sinh thái

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà có đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biêu của Việt Nam như rừng ngập mặn, rừng mưa nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi, rạn san hô, thảm rong-co biển, bãi cát…Đặc biệt còn có hệ sinh thái đặc hữu hang, động, tùng áng.

Các loài thú quy hiếm đã được đưa vào Sách đỏ

Những loài động vật trên cạn: Khoảng 30 loài

Bậc E:

Là những loài đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt gồm ĐồI mồI (Eretmochelys imbricata), Quản đồng (Carreta olivacea), Rùa da (Dermochelys coreacea), Ác là (Pica pica sericea), Qụa khoang (Corcus torquatus), Voọc đầu trắng (Presbytis francoisis delacauri).

Bậc V:

Những loài có nguye cơ bị tổn thất gồm 13 loài: Kỳ đà nước (Varanus salvator), Trăn đất (Python molurus), Răn hổ chúa (Ophiophaus hannab), Đẻn vẩy bụng không đều (Thaláophina viperina), Vích (Chelonia mydas), Khỉ mặt đỏ (Macaca aretoides), Khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina), Sơn dương (Capricornis sumatraesis), Hươu sao (Cervus nippon), Hoẵng (Muntiaccus muntijak), Tê tê vàng (Manis pentadactyla), Sóc bụng đỏ (Calloscirus erythraeus castancoventris).

Bậc R:

Loài có vùng phân bố hẹp số lượng ít gồm 4 loài: Cốc đế (Phalacrocorax carbosinensis), Cò thìa (Platalea monor), Yến núi (Callocalia brevirostris innominata), Mòng biển đen (Larus saudersi).

Bậc T:

Loài tương đối an toàn gồm 7 loài: Tắc kè (Gecko gecko), Rắn ráo thường (Ptyas korros), Rắn ráo nâu (Ptyas mucosus), Rắn cạp nong (Bugarus fasciatus), Rắn hổ mang (Naja naja), Le khoang cổ (Nettapus coronmandelianus), Rái cá thường

Các hoạt động nhằm bảo vệ và nhân nhanh đàn giống Voọc đầu trắng sang các khu vực khác đã được IUCN tài trợ.

Các loài thực vật trên cạn gồm 27 loài, điển hình là Chi đài (Annamocarya sinensis), Kim giao (Najeia fleuryi), Lát khối (Ardisia), Lát hoa (Chukrasia tubularis), Re hương (Cinnamonum pathoroxylon), Thổ phục linh (Smilax glabra), Trúc đũa (Sava japonica), Sến mật (Madluca pasquiern).v.v..

Các loài rong biển:

8 loài rong được đưa vào Sách đỏ để bảo vệ: Rong đai bò (Codium repeus), Rong ruột nho (Caulerpa racemrosa), Rong đá cong (Gelidella acerosa), Rong mơ mềm (Sargassum tenerrimum), Rong chủn dẹp (Gratelonpia livida), Rong thun thút (Catenela nipae), Rong nhút (Dermonema pulvinata), Rong thuốc giun (Caloglossa leprienrri).

Các loài động vật đáy:

7 loài bao gồm Ốc đụn đực (Trochus pyramis), Ốc đụn cái (Trochus niloticus), Trai ngọc (Pinctada margannitofera), Bàn mai (Pinna atropurpurea), Con sút (Anomalodiscus squamosa), Vẹm xanh (Mytillus smaragdinus), Mực nang vân hổ (Stepia tigris).

Các loại hình hoạt động có thể tổ chức tại khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà trong thời gian tới

  • Tổ chức du lịch ở Vườn Quốc gia Cát Bà.
  • Nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao dã ngoại ở các khu đệm.
  • Tổ chức du lịch sinh thái thăm các khu rừng nguyên sinh, các loài quý hiếm, các cảnh đặc sắc tại trung tâm Vườn Quốc gia.
  • Tổ chức các loại hình du lịch khoa học chuyên đề như rừng nguyên sinh, các hang động karst, các hệ sinh thái nghiên đới tiêu biểu.v.v..
  • Thám hiểm các hang động, leo núi, chèo thuyền kayak…
  • Thăm các cảnh quan đặc thù, các tùng, áng…
  • Du lịch ngầm và quay phim chụp ảnh dưới nước.
  • Tắm biển ở các bãi cát nhỏ, đẹp.
  • Tổ chức các tổ dịch vụ khoa học, kỹ thuật: như dịch vụ quay phim, chụp ảnh các loài chim, thú, cây, con quý hiếm, các sinh cảnh đặc sắc.v.v…
By | 2017-09-08T01:13:36+07:00 July 2nd, 2015|Tin tức|0 Comments

Leave A Comment