KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÁT BÀ
Khu Dự trữ sinh quyển là “Mô hình trình diễn của quốc gia, khu vực về phát triển bền vững”
(Kế hoạch hành động Lima về các Khu DTSQ thế giới 2016-2025).
Theo Khung pháp lý của Mạng lưới các Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Khu Dự trữ sinh quyển là những khu vực có “các hệ sinh thái trên cạn, ven biển/biển hoặc có kết hợp các yếu tố trên, được quốc tế công nhận trong Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) của Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO)”.
Các Khu DTSQ do các quốc gia đề cử và vẫn thuộc chủ quyền của các quốc gia. Danh hiệu Khu DTSQ được quốc tế công nhận.
Chức năng của Khu DTSQ thế giới
- Bảo tồn: góp phần bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, loài và giống;
- Phát triển: Hỗ trợ phát triển kinh tế và con người theo cách bền vững về văn hóa, xã hội và sinh thái;
- Hỗ trợ: Các dự án trình diễn, giáo dục môi trường, nghiên cứu, giám sát về các vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững ở các cấp độ địa phương, vùng, quốc gia và toàn cầu.
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận ngày 02 tháng 12 năm 2004.
Các tiêu chí Khu DTSQ thế giới
- Bao gồm một tập hợp các hệ sinh thái đại diện cho những khu vực địa sinh học lớn, bao gồm cả những khu vực có sự tác động của con người ở những mức độ khác nhau.
- Có tầm quan trọng cho bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tạo ra các cơ hội để khám phá và trình diễn những cách thức phát triển bền vững ở qui mô vùng.
- Có diện tích phù hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
- Có đủ các phân vùng thích hợp để thực hiện 3 chức năng của khu dự trữ sinh quyển, gồm:
(a) vùng lõi được thiết lập bởi pháp luật hoặc những khu vực được dành riêng cho việc bảo tồn lâu dài, phù hợp với các mục tiêu của khu DTSQ, và có diện tích phù hợp để đảm bảo các mục tiêu đó.
(b) một (hoặc nhiều) vùng đệm được xác định rõ ràng, bao quanh hoặc kết nối với (các) vùng lõi, nơi dành riêng cho các hoạt động hài hòa với bảo tồn;
(c) vùng chuyển tiếp dành cho việc khuyến khích và phát triển các hoạt động quản lý tài nguyên bền vững.
- Có các sắp xếp về mặt tổ chức để huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan, như chính quyền địa, cộng đồng dân cư và khối tư nhân để thiết kế và thực hiện các chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
- Có các qui định về:
(a) cơ chế quản lý các hoạt động sử dụng của con người tại (các) vùng đệm;
(b) chính sách hoặc kế hoạch quản lý cho toàn khu dự trữ sinh quyển;
(c) có cơ quan chức năng hoặc cơ chế được thành lập để thực hiện chính sách hoặc kế hoạch quản lý Khu DTSQ;
(d) có các chương trình nghiên cứu, quan trắc, giáo dục và đào tạo.
TIN NỔI BẬT
Top 6 điểm tham quan phải đến khi du lịch Cát Bà tự túc
Được ví von như “hòn ngọc của vịnh Bắc Bộ”, quần đảo Cát Bà thu hút đông đảo du khách ghé thăm nhờ vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng. Để vượt biển ra đảo, [...]
Khám Phá Cát Bà: Cẩm Nang Toàn Diện Cho Du Khách
Quần đảo Cát Bà gồm 367 đảo nằm phía nam vịnh Hạ Long. Trong đó, đảo Cát Bà là điểm đến thu hút du khách. Nơi đây mang cảnh sắc đặc trưng của vùng [...]
Truyền Thuyết Về Cái Tên Cát Bà Và Những Bí Mật Ít Ai Biết
Truyền Thuyết Cát Bà: Hành Trình Khám Phá Lịch Sử Và Văn Hóa Cát Bà không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên mà còn gắn liền với những truyền [...]
Cát Bà về đêm: Khám phá cuộc sống sôi động bên bờ biển
Bờ biển Cát Bà về đêm: Điểm hẹn lãng mạn và sôi động Cát Bà về đêm là thời điểm bờ biển trở nên lung linh và quyến rũ hơn bao giờ hết. Ánh [...]
Tìm Hiểu Vịnh Lan Hạ – “Người Em” Của Vịnh Hạ Long
Vịnh Lan Hạ: Vẻ Đẹp Hoang Sơ Gần Hạ Long Vịnh Lan Hạ, một trong những điểm đến hấp dẫn của miền Bắc Việt Nam, là một phần của Vịnh [...]
Kỷ niệm Ngày Quốc tế Khu dự trữ thế giới năm 2024
Hưởng ứng Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp cùng UBND tỉnh Nghệ An, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Ủy ban [...]