Hợp tác quốc tế

///Hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế

Thành phố Hải Phòng và Ban quản lý Khu DTSQ Cát Bà đã hợp tác với UNESCO Văn phòng Hà Nội, Ủy ban MAB Việt Nam, Hiệp hội quốc tế về Khoa học hệ thống (ISSS) chính thức khởi động Dự án ứng dụng Khoa học hệ thống vào quản lý các vấn đề phức hợp trong quản lý phát triển bền vững tại thành phố Hải Phòng, trong đó tiếp tục các hợp phần đang triển khai trong dự án Sử dụng Khu DTSQ Cát Bà là Phòng thí nghiệm học tập về Phát triển bền vững. Kết quả và các bài học từ dự án hợp tác này sẽ được trình diễn tại Hội nghị Quốc tế về Khoa học hệ thống lần đầu tiên được đăng cai tại Việt Nam (do Thành phố Hải Phòng chủ trì, tháng 7 năm 2013).

Một số dự án hợp tác quốc tế nổi bật:

  • Dự án UNESCO/MAB BREES (2011-2017): “Sử dụng Khu DTSQ vì An ninh Kinh tế và Môi trường“;
  • Dự án UNESCO/MAB NTFP (2009-2012): “Tập quán sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững tại các khu DTSQ và Di sản thế giới tại Việt Nam“.
  • Dự án SIDA/MCD (2011-2013): “Nâng cao sức đề kháng và khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu của các Khu DTSQ biển và ven biển ở Việt Nam thông qua tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững sinh kế cộng đồng“.
  • Dự án PES/CDM với Công ty Điện lực Munster (Đức): Chi trả dịch vụ môi trường rừng và hấp thụ carbon tại VQG Cát Bà.
  • Dự án hợp tác với Đại học Turku (Phần Lan); ĐH Queensland (Australia)
  • Hợp tác giao lưu với các Khu DTSQ: Jeju (Hàn Quốc); Palawan (Phillipines); Noosa (Australia)
  • Ký Thỏa thuận hợp tác với Khu DTSQ Fountainebleau (Avon, CH Pháp)  và Khu DTSQ Shinan Dadohae (tỉnh Jeollanamdo, Hàn Quốc)

Năm 2017, thực hiện sự chỉ đạo của thành phố, tham gia Mạng lưới các Khu DTSQ biển đảo (WNICBRs) của UNESCO, và Mạng lưới trực tuyến về môi trường của các Chính quyền địa phương toàn cầu (ENCYNET) do tỉnh Jeju Hàn Quốc chủ trì.

 

Các chương trình hỗ trợ của Khu DTSQ Cát Bà

– Mục tiêu quản lý:

– Huy động các nguồn lực của nhà nước và xã hội để hỗ trợ nâng cao thu nhập người dân, góp phần hạn chế áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó tập trung và ưu tiên đối tượng là hộ nghèo tại các xã điểm nóng về khai thác tài nguyên rừng;

– Trợ giúp cộng đồng giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các mô hình phát triển xanh, kinh tế chất lượng, giảm thiểu hậu quả thiên tai;

– Phát huy ý nghĩa của danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong việc thúc đẩy và gia tăng giá trị các sản phẩm đặc sản địa phương.

– Nội dung xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ quản lý:

Xây dựng chính sách thể chế cho phát triển Du lịch sinh thái, quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên đối với quần đảo Cát Bà để Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà có thể nhanh chóng tham gia mạng lưới các Khu Dự trữ sinh quyển khu vực Đông Nam á, Đông Bắc á  và thế giới.

Chính sách hỗ trợ thực hiện công tác di dân đối với cộng đồng dân cư đang sinh sống tại vùng lõi và vùng đệm của Khu Dự trữ sinh quyển như chính sách di dân, đền bù di chuyển về nơi ở mới, chính sách tái định cư, hỗ trợ đào tạo chuyển nghề …v.v .

Xây dựng chính sách hỗ trợ thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề để đảm bảo đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư sinh sống trong Khu Dự trữ sinh quyển trên cơ sở phát triển kinh tế bền vững và động viên phát triển những loại hình nghề nghiệp phát triển kinh tế thân thiện với môi trường.

Xây dựng những chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế như cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững đảm bảo các nguyên tắc và các quy định phù hợp với tuyên ngôn của UNESCO về bảo tồn các giá trị truyền thống; Chính sách hỗ trợ trong công tác quản lý môi trường phòng, tránh ô nhiễm và dịch bệnh.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, cầu cống, các cơ sở dịch vụ, bố trí khu dân cư…) phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của khu vực và phát triển hài hoà với cảnh quan thiên nhiên khu DTSQ. Các dự án được triển khai phải có báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (TĐM). Định hướng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng văn hoá, thông tin, tuyên truyền, bảo tồn  văn hoá truyền thống.

Chính sách hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế thuỷ sản trong nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi; mô hình trong nông nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường; xây dựng những mô hình khôi phục và phát triển các sản phẩm đặc trưng của Khu Dự trữ sinh quyển; chương trình phát triển kinh tế chất lượng..

– Một số kết quả chính:

Sau khi được công nhận là Khu DTSQ thế giới, các quan tâm hỗ trợ từ nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia cho lĩnh vực phát triển cộng đồng, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân các xã vùng đệm và chuyển tiếp trong Khu DTSQ đã được duy trì và gia tăng đáng kể.

Việc du lịch, tham quan Khu DTSQ do Ban quản lý Vườn Quốc gia Cát Bà tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương, theo hướng dẫn của ngành Du lịch, Văn hoá và các tổ chức có liên quan để thực hiện. Danh mục các sáng kiến hỗ trợ *(xem báo cáo tổng hợp đầu tư công 2004-12)./.

By | 2018-01-04T15:11:50+07:00 January 4th, 2018|Hỗ trợ, Hợp tác quốc tế|0 Comments

Leave A Comment