Giới thiệu 2018-02-09T08:35:21+07:00

SỨ MỆNH CỦA CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI

Việc thành lập Khu DTSQ thế giới là nhằm thúc đẩy và tạo nên mối quan hệ cân bằng giữa con người và thiên nhiên trong thịnh vượng, thông qua việc kết hợp hài hòa các hoạt động bảo tồn và phát triển kinh tế – xã hội bền vững, trên cơ sở phát huy 03 chức năng chính của Khu DTSQ.

  • Bảo tồn: Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái, loài và di truyền;

  • Phát triển: Thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở bảo đảm phát triển bền vững môi trường và thực nghiệm bảo tồn nghiên cứu khoa học;

  • Trợ giúp: Nghiên cứu, giám sát, giáo dục, đào tạo, nâng cao năng lực và hợp tác quốc tế.

CHỨC NĂNG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN

CHỨC NĂNG BẢO TỒN

CHỨC NĂNG PHÁT TRIỂN

CHỨC NĂNG HỖ TRỢ

SỨ MỆNH CỦA CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI

Hoạt động của Khu DTSQ Cát Bà đáp ứng 07 tiêu chí của Khung pháp lý về Mạng lưới toàn cầu các Khu DTSQ (WNBRs), các chiến lược và kế hoạch hành động khung của UNESCO và MAB như Chiến lược Seville, Kế hoạch hành động Madrid, Kế hoạch hành động Lima về các Khu DTSQ giai đoạn 2016-2025 và đóng góp cho việc thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển bền vững toàn cầu (SDG) đến năm 2030 v.v. Một nét đặc trưng của Khu DTSQ Cát Bà trong hơn 10 năm qua theo cách tiếp cận của Mạng lưới MAB Việt Nam đã được UNESCO quốc tế và khu vực Châu Á Thái Bình Dương ghi nhận là việc thực hiện thành công phương châm “bảo tồn cho phát triển – Phát triển cho bảo tồn” và khung hoạt động “Tư duy hệ thống – Quy hoạch cảnh quan – Điều phối liên ngành – Kinh tế chất lượng” (SLIQ) do MAB Việt Nam khởi xướng và thực hiện.

Tư duy hệ thống

TƯ DUY HỆ THỐNG

Tư duy hệ thống là cách nhìn toàn thể, coi Khu DTSQ là một hệ thống phức hợp bao gồm các thành phần tự nhiên, xã hội, kinh tế và con người. Tư duy hệ thống tạo nền tảng để xây dựng và thực hiện các chương trình hoạt động quản lý Khu DTSQ theo hướng con người hài hòa với thiên nhiên;

QUY HOẠCH CẢNH QUAN

Quy hoạch cảnh quan là một nguyên lý và tiêu chí để phân vùng các Khu DTSQ: bao gồm vùng lõi, vùng đệm, và vùng chuyển tiếp. Vùng lõi dành cho bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu về tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái; vùng đệm là tấm ‘đệm’ giúp giảm nhẹ các tác động từ hoạt động phát triển từ bên ngoài vào vùng lõi; vùng chuyển tiếp bao quanh hoặc tiếp giáp với vùng đệm, là vùng ngoài cùng của mỗi Khu DTSQ, là nơi tập trung cộng đồng dân cư, khu đô thị và các hoạt động kinh tế, xã hội.

Điều phối liên ngành

ĐIỀU PHỐI LIÊN NGÀNH

Điều phối liên ngành là yêu cầu xuất phát từ thực tế rằng công tác quản lý Khu DTSQ về bản chất là hoạt động điều phối, phối hợp liên ngành, liên cơ quan với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và cộng đồng trên cơ sở các văn bản pháp lý và nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Khu DTSQ. Mỗi Khu DTSQ có một Ban quản lý liên ngành, do một lãnh đạo cấp tỉnh/thành phố làm trưởng ban; thành viên BQL bao gồm lãnh đạo các sở ngành, cơ quan quản lý và khoa học có liên quan;
Công việc điều phối của Ban quản lý Khu DTSQ dựa trên các quy định về hành chính và quy định của các công ước quốc tế có liên quan trên các lĩnh vực: Bảo tồn đa dạnh sinh học, nghiên cứu khoa học, phát triển bền vững, kêu gọi đầu tư và trợ giúp các hoạt động nghiên cứu, giám sát bảo vệ nguồn lợi và phát triển. Ban quản lý Khu DTSQ không trực tiếp quản lý về mặt lãnh thổ nhưng căn cứ quy định của Luật pháp Việt Nam và các quy định của các công ước quốc tế để tổ chức điều phối các hoạt động với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư. Vùng lõi của Khu DTSQ gồm vườn quốc gia phải nghiêm chỉnh tuân theo các quy định của Chính phủ về quản lý rừng đặc dụng; Vùng Đệm và Vùng Chuyển tiếp nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước, thay đổi quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phải phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

KINH TẾ CHẤT LƯỢNG

Kinh tế chất lượng là việc thúc đẩy tạo thêm thu nhập cho cộng đồng thông qua sự tham gia của các doanh nghiệp, gắn nhãn mác Khu DTSQ cho các sản phẩm đặc sản địa phương có nguồn gốc thiên nhiên, văn hóa đặc trưng của Khu Dự trữ sinh quyển. Nét nổi bật của chương trình kinh tế chất lượng Khu DTSQ Cát Bà là Nhãn hiệu chứng nhận Khu DTSQ thế giới Quần đảo Cát Bà, chứng nhận và nhân rộng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, có nguồn gốc, xuất xứ tại địa phương.

Kinh tế chất lượng
Điều phối liên ngành

Bên cạnh việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (gắn với tầm nhìn và mục tiêu từ cách tiếp cận hệ sinh thái, chỉ số Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái – Millenium Ecosystems Assessment), Kinh tế chất lượng giúp tìm hiểu, khai thác và phát triển các tiềm năng kinh tế, kinh doanh theo mô hình Tăng trưởng xanh, Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES), cơ chế phát triển sạch (CDM), giảm phát thải cac-bon từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), đô thị sinh thái (ECO2 City), đô thị thông minh (Smart City) và đồng thời thúc đẩy phát triển Tài nguyên xã hội (social capital), Doanh nghiệp xã hội (social enterprise).