Điều kiện tự nhiên Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà 2017-10-23T11:30:58+07:00

Điều kiện tự nhiên Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

Khu Dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà, được UNESCO (hyperlink:www.unesco.org/mab) công nhận ngày 02/12/2004, cách trung tâm thành phố Hải Phòng, Việt Nam (hyperlink: www.haiphong.gov.vn)  45 km về phía Đông, cách thành phố hạ Long 25 km về phía Nam và cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Tây, phía Bắc giáp trung tâm Di sản Hạ Long qua Lạch Ngăn, phía Nam ăn thông với Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp đảo Cát Hải qua Lạch Huyện; trong khoảng toạ độ:

  • Vĩ độ Bắc: 20042’40” – 20052’45”,
  • Kinh độ Đông: 106054’11” – 107007’05”;
  • Toạ độ trung tâm là: 20047’42” vĩ độ bắc, 107000’38”

Khu DTSQ Quần đảo Cát Bà có diện tích tự nhiên 26.241 ha (bao gồm 17.041 ha phần đảo và 9.200 ha phần biển), bao gồm hầu hết Quần đảo Cát Bà (hyperlink: www.catba.com.vn), dân số khoảng 15.000 người; bao gồm hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ, tạo thành một hệ thống núi đá vôi Karst đặc trưng, nằm cạnh Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long.

Khu DTSQ Cát Bà được chia thành 3 khu chức năng chính: Vùng lõi 8.500 ha là vùng bảo vệ nghiêm ngặt không có tác động của con người, chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;  Vùng đệm 7.741 ha – là vùng phát triển kinh tế lượng sinh thái lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản hợp lý, du lịch sinh thái nhằm giúp cho bảo tồn ở vùng lõi;  Vùng chuyển tiếp: 10.000 ha – là vùng phát triển năng động nhất, nơi tập trung dân cư đông nên chú trọng khuyến khích phát triển cộng đồng, hướng các dự án vào phát triển nông thôn theo hướng phát triển bền vững. Các vùng phụ cận của Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà sẽ là nơi phát triển bền vững, hỗ trợ cho việc bảo tồn và phát triển kinh tế hợp lý, thân thiện với môi trường tự nhiên của Khu dự trữ sinh quyển.

Khu DTSQ Quần đảo Cát Bà còn có giá trị nổi bật về lĩnh vực địa chất địa mạo: trong hệ tầng phố Hàn (hyperlink: bài viết, hình ảnh) có ranh giới thời địa tầng chuyển tiếp D3-C1: 360 triệu năm trước, các di chỉ khảo cổ và bảo tồn văn hoá truyền thống mang tính đại diện cho cả khu vực biển đảo vùng Đông Bắc của tổ quốc./.