VAI TRÒ CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI
Quần đảo Cát Bà hiện nay có vị thế quan trọng trên bản đồ bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững của thế giới – nơi ghi nhận nhiều giá trị và danh hiệu quốc gia và quốc tế (gồm danh hiệu chính thức và phi chính thức): (1) Vườn Quốc gia (1986), (2) Khu DTSQ thế giới (2004), (3) Đề cử Công viên địa chất toàn cầu (Geopark, 2007), (4) Nhãn hiệu chứng nhận Khu DTSQ thế giới đầu tiên (2007), (5) Quần đảo vàng (2008), (6) Phòng thí nghiệm học tập về Phát triển bền vững đầu tiên trên thế giới (2009), (7) Quỹ Phát triển bền vững Khu DTSQ đầu tiên (2009), (8) Khu Bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế (2010), (9) Rừng mưa nguyên sinh trên đảo đá vôi lớn nhất Việt Nam (2011); (10) Rạn san hô phát triển bậc nhất ven biển Bắc Bộ (2011), (11) Rừng ngập mặn lớn nhất ở đảo Việt Nam (2011), (12) Nhiều hồ nước mặn nhất thế giới (2011), (13) Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia (2012), (14) Kỷ lục Quần đảo có nhiều đảo nhất Việt Nam (2012), (15) CLB Doanh nghiệp Sinh quyển đầu tiên (2012), (16) Đảo đá vôi lớn nhất Đông Nam Á (2013), (17) Di tích quốc gia đặc biệt (2013), (18) Kỷ lục Khu DTSQ hấp dẫn khách du lịch nhất Việt Nam (2014), (19) Tiềm năng Công viên Di sản ASEAN (2015), (20) Quần đảo có nhiều cua nước ngọt nhất Việt Nam 2015 (3/8 loài), (21) Đề cử Khu vực biển nhạy cảm có tầm quan trọng quốc tế (PSSA, 2015), (22) CLB lãnh đạo xã Khu DTSQ đầu tiên (2016), (23) Đề cử Di sản Thiên nhiên thế giới (2011 & 2016), (24) Đề cử Vịnh Lan Hạ đẹp nhất hành tinh (2016). Quần đảo Cát Bà và vịnh Lan Hạ còn nằm liền kề Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long – một trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên thế giới mới.
Hiện trạng đa dạng sinh học
Đến năm 2017 Khu DTSQ Cát Bà và vùng lân cận đã ghi nhận 4.637 loài động vật và thực vật trên cạn, nước ngọt, ngập mặn và dưới biển; bao gồm:
2.449 loài trên cạn: Thú: 72, Chim: 214, Bò sát: 72, Ếch nhái: 33, Thân mềm trên cạn: 150, Thực vật bậc cao: 1.589,
Nấm: 44, Côn trùng: 274; 14 loài nước ngọt: cua nước ngọt 3, cá nước ngọt: 11; 37 loài thực vật ngập mặn; và 2.137 loài dưới biển: rong biển 160, cỏ biển 4, thực vật phù du 450
động vật phù du 154, động vật đáy 734, san hô 247, cá biển 361, rùa biển 4, thú biển 4 (cá heo), rắn biển 7, tảo biển 12.
Trong đó, có khoảng 83 loài đặc hữu (72 loài động vật đặc hữu và 21 loài thực vật đặc hữu); 114 loài quý hiếm trong danh lục đỏ IUCN (gồm 110 loài san hô, 3 loài rùa biển, 1 loài thú biển) và 14 loài trong Sách đỏ Việt Nam (động vật đáy 6 loài, san hô 1 loài, rùa biển 4 loài, thú biển 1 loài).
Voọc Cát Bà là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới trong Danh lục đỏ của IUCN từ năm 2000; hiện chỉ còn một quần thể tự nhiên với khoảng 57 cá thể phân bố ở quần đảo Cát Bà.
Trong đó, có khoảng 83 loài đặc hữu (72 loài động vật đặc hữu và 21 loài thực vật đặc hữu); 114 loài quý hiếm trong danh lục đỏ IUCN (gồm 110 loài san hô, 3 loài rùa biển, 1 loài thú biển) và 14 loài trong Sách đỏ Việt Nam (động vật đáy 6 loài, san hô 1 loài, rùa biển 4 loài, thú biển 1 loài).
Voọc Cát Bà là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới trong Danh lục đỏ của IUCN từ năm 2000; hiện chỉ còn một quần thể tự nhiên với khoảng 57 cá thể phân bố ở quần đảo Cát Bà. Sơn dương lại là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất tại đảo Cát Bà, hiện chỉ còn dưới 20 cá thể.