PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – CÁC TIÊU CHÍ
1. Lịch sử
Khái niệm Phát triển bền vững bắt đầu xuất hiện từ những năm 1970s; được quan tâm vào những năm 1980s do công trình “chiến lược bảo tồn thế giới” và phổ biến và chính thức từ năm 1992.
2. Khái niệm
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng KT, bảo đảm tiến bộ XH và bảo vệ MT. (Luật bảo vệ MT Việt Nam, sửa đổi năm 2005).
– Bền vững về mặt xã hội:
+ Đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con người;
+ Các chỉ số phản ánh mối quan hệ tương quan giữa phát triển, tăng trưởng kinh tế với những tiêu chuẩn về xã hội;
+ Tất cả các chỉ số của sự phát triển được xã hội chấp nhận và tạo sự đồng thuận, mục tiêu phải phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng XH;
+ Tiêu chí về phát triển xã hội, chỉ số phát triển con người gồm: thu nhập, trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ thành tựu văn minh, sự hài lòng của dân cư; xuất hiện khái niệm tiêu chí “thành phố đáng sống” đạt chuẩn theo tiêu chí ISO-37120 trên thế giới…
– Bền vững về môi trường sinh thái:
Các hoạt động phát triển khi thực hiện phải duy trì được năng lực của hệ sinh thái, bảo đảm cho các sinh vật trong hệ duy trì được năng lực thích ứng, khả năng thích nghi, năng lực tái sinh.
Về bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường: bảo đảm cho con người được sống trong môi trường sạch, trong lành và an toàn, bảo đảm sự hài hòa trong mối liên hệ giữa con người, xã hội và thiên nhiên.
Về khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên: nhằm thỏa mãn những nhu cầu sống của các thế hệ hiện tại nhưng không làm mất cơ hội thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau.
3. Những nguyên tắc cơ bản của Phát trển bền vững
Có 9 nguyên tắc cơ bản về phát triển xã hội bền vững:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng;
Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người;
Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái Đất;
Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo;
Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất (Sự bền vững sẽ không có được nếu dân số thế giới ngày càng tăng);
Thay đổi thái độ và hành vi của con người;
Để cho các cộng đồng tự quản lý MT của mình;
Xây dựng một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho sự Phát triển và bảo vệ;
Xây dựng một khối liên minh toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường.
17 chỉ số Phát triển bền vững SDG 2030 của Liên Hiệp Quốc