7 tiêu chí 2018-02-09T08:37:29+07:00

VAI TRÒ CỦA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI

Khu Dự trữ sinh quyển là “những mô hình trình diễn của quốc gia, khu vực về phát triển bền vững” (Kế hoạch hành động Lima về các Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới 2016-2025).

ĐỊNH NGHĨA KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN

Theo Khung pháp lý của Mạng lưới các Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) Thế Giới, Khu DTSQ bao gồm “Các hệ sinh thái trên cạn, ven biển/biển hoặc có kết hợp các yếu tố trên, được quốc tế công nhận trong Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) của UNESCO”. Khu DTSQ do các quốc gia đề cử và vẫn thuộc chủ quyền của các quốc gia. Danh hiệu Khu DTSQ được quốc tế công nhận.

CHỨC NĂNG CỦA KHU DTSQ THẾ GIỚI

  • Bảo tồn: góp phần bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, loài và giống.

  • Phát triển: Hỗ trợ phát triển kinh tế và con người theo cách bền vững về văn hóa, xã hội và sinh thái;

  • Hỗ trợ: Các dự án trình diễn, giáo dục môi trường, nghiên cứu, giám sát về các vấn đề bảo tồn, phát triển bền vững ở các cấp độ địa phương, vùng, quốc gia và toàn cầu.

CÁC TIÊU CHÍ KHU DTSQ THẾ GIỚI

Khu Dự trữ sinh quyển là “những mô hình trình diễn của quốc gia, khu vực về phát triển bền vững” (Kế hoạch hành động Lima về các Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới 2016-2025).

  • Bao gồm một tập hợp các hệ sinh thái đại diện cho những khu vực địa sinh học lớn, bao gồm cả những khu vực có sự tác động của con người ở những mức độ khác nhau.

  • Có tầm quan trọng cho bảo tồn đa dạng sinh học.
  • Tạo ra các cơ hội để khám phá và trình diễn những cách thức phát triển bền vững ở qui mô vùng.

  • Có diện tích phù hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
  • Có đủ các phân vùng thích hợp để thực hiện 3 chức năng của khu dự trữ sinh quyển, gồm:

  • Một (hoặc nhiều) vùng đệm được xác định rõ ràng, bao quanh hoặc kết nối với (các) vùng lõi, nơi dành riêng cho các hoạt động hài hòa với bảo tồn.

  • Có các quy định về:

  • Vùng lõi được thiết lập bởi pháp luật hoặc những khu vực được dành riêng cho việc bảo tồn lâu dài, phù hợp với các mục tiêu của khu DTSQ, và có diện tích phù hợp để đảm bảo các mục tiêu đó.

  • Một (hoặc nhiều) vùng đệm được xác định rõ ràng, bao quanh hoặc kết nối với (các) vùng lõi, nơi dành riêng cho các hoạt động hài hòa với bảo tồn.

  • Vùng chuyển tiếp dành cho việc khuyến khích và phát triển các hoạt động quản lý tài nguyên bền vững.

  • Một (hoặc nhiều) vùng đệm được xác định rõ ràng, bao quanh hoặc kết nối với (các) vùng lõi, nơi dành riêng cho các hoạt động hài hòa với bảo tồn.

  • Có các quy định về:

  • Cơ chế quản lý các hoạt động sử dụng của con người tại (các) vùng đệm.

  • Chính sách hoặc kế hoạch quản lý cho toàn khu dự trữ sinh quyển.

  • Có cơ quan chức năng hoặc cơ chế được thành lập để thực hiện chính sách hoặc kế hoạch quản lý Khu DTSQ.

  • Có các chương trình nghiên cứu, quan trắc, giáo dục và đào tạo.

CÁC MỐC LỊCH SỬ CỦA MẠNG LƯỚI KHU DTSQ THẾ GIỚI
THỜI GIAN MỐC LỊCH SỬ ĐIỂM NHẤN
Tháng 9/1968 “Hội nghị Sinh quyển” tại Paris về “căn cứ khoa học cho việc sử dụng khôn khéo và bảo tồn các tài nguyên của sinh quyển” Ý tưởng Con người và Sinh quyển (MAB) được đúc kết.
Tháng 11/ 1970 UNESCO bắt đầu Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) MAB launched
Tháng 11/1971 Cuộc họp đầu tiên của Hội đồng điều phối MAB quốc tế (ICC) MAB họp lần đầu
5-16/1972 Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường của loài người, tại Stockholm, Thụy Điển Tuyên bố Stockholm: 26 Nguyên tắc bảo vệ môi trường, đánh dấu ngày Môi trường thế giới.
1974 Khái niệm Khu dự trữ sinh quyển được đưa ra bởi Nhóm xung kích MAB; Ba chức năng cơ bản: bảo tồn, phát triển và hỗ trợ; và ba vùng chức năng. Ra đời khái niệm Khu Dự Trữ Sinh Quyển (DTSQ)
1976 57 khu DTSQ đầu tiên được công nhận tại 9 quốc gia. Bắt đầu mạng lưới các Khu DTSQ thế giới
1981 Hội nghị quốc tế “Sinh thái học trong Thực tiễn” Đánh giá 10 năm MAB
1983 Đại hội các Khu DTSQ thế giới lần 1: tại Minsk (Belarus) do UNESCO, UNEP, FAO, IUCN tổ chức: 204 khu tại 62 nước. Đại hội các Khu DTSQ thế giới lần thứ nhất
1984 Kế hoạch hành động cho các Khu DTSQ: Các Khu DTSQ là “những cơ hội để thử nghiệm phát triển bền vững ở cấp độ địa phương” Kế hoạch hành động đầu tiên cho các Khu DTSQ
1987 Báo cáo khoa học “Tương lai chung của chúng ta” của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (Ủy ban Brundtland) Ra đời khái niệm Phát triển bền vững
Tháng 3/1995 Đại hội các Khu DTSQ thế giới lần 2 tại Seville (Tây Ban Nha): khoảng 400 chuyên gia từ 102 nước và 15 tổ chức quốc tế tham dự; 324 khu tại 82 nước. Chiến lược Seville và Khung pháp lý của Mạng lưới các Khu DTSQ thế giới: Khu DTSQ là “Những địa điểm học tập cho phát triển bền vững (kinh tế chất lượng, kinh tế xanh).”
Tháng 2/2008 Đại hội các Khu DTSQ lần 3: tại Madrid, Tây Ban Nha: 829 đại biểu từ 105 nước; 531 khu tại 105 nước. Kế hoạch hành động Madrid (2008-2013): Khu DTSQ là “những địa điểm học tập để đưa các nguyên tắc toàn cầu về phát triển bền vững vào thực tiễn địa phương”.
Tháng 3/ 2016 Đại hội 4: Đại hội các Khu DTSQ thế giới lần 4 tại Lima, Peru: hơn 1.000 đại biểu từ 105 nước; 669 khu tại 120 nước. Kế hoạch Hành động Lima (2016-2025): Khu DTSQ là “những mô hình trình diễn của quốc gia, khu vực về phát triển bền vững”.

CHƯƠNG TRÌNH CON NGƯỜI VÀ SINH QUYỂN (MAB)

MAB là một chương trình khoa học liên chính phủ có mục đích xây dựng một cơ sở khoa học cho việc cải thiện mối quan hệ giữa con người và môi trường. MAB kết hợp các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội với mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống con người và bảo toàn các hệ sinh thái tự nhiên và có sự quản lý của con người; từ đó thúc đẩy những cách thức sáng tạo cho phát triển kinh tế theo hướng bền vững về môi trường và phù hợp về văn hóa và xã hội.

TẦM NHÌN MAB

Một thế giới mà ở đó con người nhận thức được tương lai chung của họ cũng như sự tương tác của họ với Trái Đất, và cùng nhau hành động một cách có trách nhiệm để xây dựng những xã hội phồn thịnh, hài hòa với sinh quyển.

SỨ MỆNH MAB 2015-2025

  • Xây dựng và tăng cường các mô hình phát triển bền vững thông qua các Khu dự trữ sinh quyển thế giới

  • Trao đổi kinh nghiệm và bài học đạt được, và hỗ trợ nhân rộng những mô hình tốt trên phạm vi toàn cầu

  • Hỗ trợ đánh giá và quản lý ở tầm chất lượng cao đối với các khu DTSQ, chiến lược và chính sách phát triển bền vững, và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm và bền vững

  • Giúp các Quốc gia thành viên và các bên liên quan đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và bài học về khám phá, thử nghiệm các chính sách, công nghệ và đổi mới sáng tạo về quản lý bền vững đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu